Điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 so với Luật Doanh nghiệp năm 2005 về Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mục lục bài viết

  1. 1 Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  2. 2 Nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1 Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014, thời hạn để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được rút ngắn từ 10 ngày làm việc (theo luật Doanh nghiệp 2005) xuống còn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp năm 2005, thì thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doạnh nghiệp năm 2014 đã giảm 02 ngày làm việc.

2 Nội dung Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ còn 4 nội dung chính (Luật Doanh nghiệp 2005 là 10 nội dung chính) là: Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; thông tin chi tiết nhân thân của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, thành viên công ty và thông tin của thành viên tổ chức; vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Như vậy, trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không có nội dung ngành, nghề kinh doanh kinh doanh và danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần).  Điều này dẫn đến việc khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh; thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp chỉ phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để được bổ sung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà không phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới như hiện nay (Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2014).  Như vậy, mỗi khi Doanh nghiệp thay đổi, bổ sung nhành nghề kinh doanh; thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, sẽ không mất thời gian và thủ tục để chờ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều quan trọng hơn cả là Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ hẳn Điều 7 của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 đều bỏ hẳn các khoản yêu cầu văn bản xác nhận về vốn pháp định, đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Điều này đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp năm 2013.

Phần lớn các điều kiện kinh doanh được quy định dưới hình thức giấy phép, hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Đây là điều kiện kinh doanh dễ phát sinh tiêu cực trong quá trình xin cấp giấy phép, cấp chứng nhận. Nhằm tránh tình trạng tiêu cực xảy ra trong quá trình xin cấp phép, cấp chứng nhận để thực hiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh và giúp cơ quan quản lý kiểm soát được việc thực chất doạnh nghiệp đó có đủ điều kiện hay không thì các nhà làm luật cần phải quy định thống nhất và hệ thống lại các văn bản quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện... Chính phủ cần phải xây dựng quy định việc kiểm soát các điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm tạo khung pháp lý thống nhất trong cả nước về điều kiện kinh doanh đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp được tự do kinh doanh và không phải ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhưng trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp lại vẫn bắt doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh như cũ. Việc này gần như không có ý nghĩa gì, kể cả cho việc thống kê, vì doanh nghiệp được tự do khai báo hàng nghìn ngành, nghề, nên khác xa hoạt động kinh doanh thực tế của họ. Vì vậy, để tránh sự mâu thuẫn trong việc thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp cần phải xem xét bỏ yêu cầu phải làm thủ tục khai báo đối với ngành nghề tự do kinh doanh.

Trên đây là một số thông tin mà Luật Gia Phát cung cấp cho quý khách hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp Luật Gia Phát sẽ giải đáp mọi thắc mắc từ quý khách hàng nhanh nhất và chính xác nhất về các quy định về hóa đơn điện tử và những vấn đề pháp luật liên quan khác.

Hotline : 0981214789

Mail: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT