Tư vấn sự cần thiết của Luật Doanh nghiệp 2014

Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật Doanh nghiệp 2005, kể từ khi Luật này có hiệu lực thi hành vào 01/01/2006 số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hàng năm luôn tăng so với năm trước. Kể từ đầu năm đến hết tháng 7/2012, cả nước đã có 46.818 doanh nghiệp thành lập mới.

Về mặt xây dựng pháp luật, có thể nói rằng Luật Doanh nghiệp năm 2005 là một bước đột phá về thể chế khi lần đầu tiên, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có được sân chơi chung, có sự bình đẳng đáng kể trong thành lập, đăng ký, tổ chức và vận hành. Luật Doanh nghiệp 2005 cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội để Nhà nước thu hút nguồn lớn ngoại tệ từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển kinh tế.

Tuy vậy, thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp trong hơn 7 năm qua cũng đã gặp phải không ít vướng mắc, hạn chế đối với hoàn thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh nói chung và phát triển doanh nghiệp nói riêng. Những điểm yếu này vô hình chung cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp, làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, và không khuyến khích, phát huy được hết tiềm lực của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Thứ nhất, về thành lập doanh nghiệp, mặc dù Luật Doanh nghiệp 2005 đã cải cách đáng kể quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp để đổi mới môi trường đầu tư, kinh doanh nhưng những cải cách này chưa triệt để. So sánh quốc tế và khu vực, thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí.

Thứ hai, các quy định về vốn của công ty còn có nhiều điểm chưa hợp lý, quy định về vốn điều lệ của CTCP chưa rõ ràng, cơ chế tăng vốn điều lệ của CTCP thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ chưa được quy định cụ thể; tương tự, quy trình đăng ký giảm vốn điều lệ của CTCP do sụt giảm tài sản còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến bế tắc trong thực hiện.

Thứ ba, các quy định về quản trị công ty không phù hợp; các quy định về triệu tập họp ĐHĐCĐ, HĐQT còn nhiều điểm bất cập, gây lãng phí và tạo phiền hà cho chính doanh nghiệp trong công tác tổ chức và quản lý của mình.

Thứ tư, về bảo vệ các cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số, Luật Doanh nghiệp năm 2005 chưa thể hiện rõ nét đặc tính này. Thực tế trong nhiều trường hợp, quyền lợi của cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi họ bị gạt ra khỏi cơ chế giám sát và quản lý doanh nghiệp, trong khi luật chưa đưa ra được quy trình cụ thể để những cổ đông này có thể khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ năm, các quy định về tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 còn rất sơ sài, khó áp dụng và thiếu tính đồng bộ. Có thể thấy rằng các quy định về sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp mới chỉ được quy định mang tính “định hướng” chứ chưa có hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp có thể thực hiện các thủ tục này, chưa đề ra cơ chế chuyển giao tài sản khi chia, tách, hợp nhất, tăng hay giảm vốn điều lệ do tổ chức lại doanh nghiệp. Những điểm bất hợp lý này đã phần nào cản trở hoạt động tổ chức lại của doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện tổ chức lại để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ sáu, mặc dù là một bộ luật chung áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và thay thế cho Luật DNNN nhưng Luật Doanh nghiệp năm 2005 lại quy định rất sơ sài về tổ chức, hoạt động và giám sát các DNNN. Các đặc thù về quản lý, điều hành của DNNN chưa được cụ thể hóa trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã tạo ra một điểm “khuyết” đáng kể, làm giảm hiệu quả áp dụng của bộ luật này. Thêm nữa, Luật Doanh nghiệp năm 2005 chưa quy định về mục đích hoạt động và giới hạn phạm vi ngành, nghề kinh doanh của DNNN phù hợp với vai trò, chức năng của Nhà nước nói chung và DNNN nói riêng cũng như chưa quy định đặc thù tổ chức, hoạt động và quy trình ra quyết định đối với HĐTV công ty TNHH 100% vốn của Nhà nước và mối quan hệ giữa cơ quan chủ sở hữu Nhà nước và người đại diện quyền chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp...

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2005 còn có các quy định không tương thích với những văn bản dưới luật, thậm chí, còn mâu thuẫn với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2005 thì: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế”. Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 để phê chuẩn việc Việt Nam gia nhập WTO, trong đó quy định rằng: Công ty TNHH, CTCP được quyền quy định trong Điều lệ công ty các nội dung sau: “Tỉ lệ đa số phiếu cần thiết (kể cả tỷ lệ đa số 51%) được áp dụng để thông qua các quyết định của HĐTV, ĐHĐCĐ[4]”. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2005 lại quy định tỷ lệ tối thiểu cần có để thông qua quyết định của HĐTV, ĐHĐCĐ là 65% (khoản 2 Điều 52 và khoản a Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005).

Ngoài các lý do kể trên, cần nhận thấy rằng đến nay tình hình kinh tế - xã hội và môi trường kinh doanh đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ ban hành Luật Doanh nghiệp 2005, cụ thể: nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển lên tầm cao hơn, mức độ hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ này cũng sâu rộng hơn. Bối cảnh kinh tế - xã hội nêu trên vừa đặt ra những yêu cầu mới đối với doanh nghiệp, vừa đòi hỏi Nhà nước phải có môi trường kinh doanh phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập, hoạt động có hiệu quả, đồng thời cũng buộc doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong thời kì hội nhập và hợp tác quốc tế và khu vực.

Mọi vấn đề vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789 
Email: ceo@luatgiaphat.vn      

Website: luatgiaphat.com

Luật Gia Phát - Niềm tin pháp lý cho doanh nghiệp!

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT