Xử lý vi phạm nhãn hiệu

Xâm phạm nhãn hiệu là các hành vi sao chép, làm giả, sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần các yếu tố chính của nhãn hiệu đang được cấp văn bằng bảo hộ. Tình trạng xâm phạm nhãn hiệu đang diễn ra một cách phức tạp với nhiều thủ đoạn rất khó quản lý được tất cả các trường hợp xâm phạm. Các chủ thể sở hữu cần tự biết bảo vệ nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình để được bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Bài viết này, Luật Gia Phát xin được tư vấn cách xử lý vi phạm nhãn hiệu theo quy định hiện hành.

1. Hành vi vi phạm nhãn hiệu được thể hiện ở các hình thức.

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó.

- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

2. Giám định sở hữu trí tuệ
Giám định sở hữu trí tuệ là bước không bắt buộc, nhưng kết luận giám định lại là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là nguồn chứng cứ để các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Do đó, giám định sở hữu trí tuệ là bước nên thực hiện trước khi tiến hành xử lý vi phạm chính thức. Hồ sơ giám định cần chuẩn bị:

+ Tờ khai ;
+ Tài liệu chứng minh quyền của chủ thể quyền (bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của Cục sở hữu trí tuệ)
+ Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm của bên bị nghi ngờ (Mẫu vật hoặc ảnh chụp dấu hiệu vi phạm);
Hồ sơ được gửi đến giám định sở hữu trí tuệ, thời hạn để giám định thường nằm trong khoảng từ 7 đến 15 ngày làm việc.

3. Xử lý vi phạm

Sau khi có kết quả giám định, chủ thể sở hữu lựa chọn hinh thức xử lý vi phạm

Có thể liên hệ trực tiếp đến nơi doanh nghiệp vi phạm để cảnh báo, hoặc gửi thư : Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có thể lập văn bản cảnh báo vi phạm, nếu bên vi phạm không đồng ý chấp nhận có thể đưa ra tài liệu chứng minh quyền sở hữu của mình. Ngoài ra có thể yêu cầu bên vi phạm khắc phục hậu quả.
Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vi phạm : Chủ sở hữu nhãn hiệu gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Tùy thuộc vào mức độ mà bên vi phạm có thể xử phạt hành chính, nặng hơn là xử lý hình sự
Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT