Vợ ôm nợ về nhà thì chồng có phải trả nợ không?


Câu hỏi của anh Lê Việt T. tại Hà Nội như sau: “Xin chào luật sư, tôi có một vấn đề cần được giải đáp như sau. Do công việc làm ăn của gia đình tôi gần đây không được thuận lợi, nên vợ tôi đã thường xuyên đánh bạc để giải khuây. Mặc dù tôi đã cố gắng khuyên can nhưng cô ấy không những không bỏ mà ngày càng sa đà hơn và hiện nay đã mang một khoản nợ khá lớn. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi: Tôi có phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ này của vợ tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Trả lời:

Xin chào anh! Về câu hỏi của anh, Luật Gia Phát xin trả lời như sau:

Trước hết, cần lưu ý rằng đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam do vậy, trong một số trường hợp các khoản nợ của người tham gia đánh bạc không được pháp luật công nhận. Tại đây, do anh không nêu rõ các khoản nợ của vợ anh phát sinh như thế nào nên chúng tôi không xét đến tính hợp pháp của các khoản nợ này mà giả sử đây là các khoản nợ hợp pháp.

Khi đó, theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HNGĐ 2014), một trong các nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng là: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”.

Theo quy định tại Điều 37 Luật HNGĐ 2014 về Nghĩa vụ chung về tài sản, vợ chồng cùng có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ chung sau đây:

- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường và;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Đối chiếu với các trường hợp trên đây, có thể thấy nghĩa vụ phát sinh từ việc vợ anh chơi cờ bạc không thể coi là nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng.

Để bổ sung cho quy định này, Luật HNGĐ 2014 còn có quy định tại Điều 45 về Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:

“Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”

Trong trường hợp này, vợ anh tự mình tham gia đánh bạc, là hành vi vi phạm pháp luật và không vì nhu cầu của gia đình, do vậy, nghĩa vụ phát sinh từ việc đánh bạc này là nghĩa vụ riêng của vợ anh mà anh không phải trả nợ thay.
Mọi chi tiết xem thêm tại:
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT