Sáng chế là gì? Những quy định pháp luật về sáng chế

Sáng chế là gì? Những quy định pháp luật về sáng chế.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký sáng chế. Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau:

Sáng chế là gì? Những quy định pháp luật về sáng chế.

Thứ nhất, có tính mới: Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai (chỉ có một số lượng người nhất định biết về sáng chế và những người này có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế) dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên (đối với trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên). Tính mới của sáng chế còn thể hiện ở việc sáng chế được mô tả trong đơn đăng ký không trùng với giải pháp kỹ thuật được mô tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong những trường hợp sau, tuy sáng chế được công bố nhưng vẫn không bị coi là mất tính mới:

– Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được sự đồng ý của người có quyền đăng ký sáng chế;

– Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học hoặc trưng bày tại triển lãm quốc gia, triển lãm quốc tế chính thức.

Thứ hai, có trình độ sáng tạo: Nghĩa là việc tạo ra sáng chế là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Như vậy, sáng chế phải được tạo ra từ quá trình đầu tư nhất định, là thành quả của ý tưởng sáng tạo nổi trội hơn so với các giải pháp thông thường dựa trên những hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực kỹ thuật. Nếu bất kỳ người nào có kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn đăng ký thì sáng chế đó không được coi là có tính sáng tạo. Trong các trường hợp sau, giải pháp kỹ thuật là nội dung của sáng chế được coi là không có tính sáng tạo:

– Giải pháp kỹ thuật là tập hợp các dấu hiệu cơ bản mang tính hiển nhiên (bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cũng biết rằng để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện được chức năng tương ứng);

– Giải pháp kỹ thuật là tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một hay một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc;

– Giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.

Sáng chế là gì? Những quy định pháp luật về sáng chế.

Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp: Nghĩa là có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Giải pháp kỹ thuật là nội dung của sáng chế được coi là có thể thực hiện được nếu các thông tin về bản chất của giải pháp cùng các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được tình bày một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất và có thể lặp lại quy trình mà vẫn thu được kết quả giống kết quả nên trong bản mô tả sáng chế. Giải pháp kỹ thuật bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Bản chất của đối tượng hoặc các chỉ dẫn nhằm thực hiện đối tượng đi ngược lại các nguyên lý cơ bản của khoa học (ví dụ không tuân theo nguyên lý bảo toàn năng lượng…);

– Đối tượng bao gồm các yếu tố, thành phần không có mối liên hệ kỹ thuật với nhau hoặc không thể liên hệ (ghép nối, ràng buộc, phụ thuộc …) được với nhau;

– Đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại;

– Chỉ có thể thực hiện được các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần thực hiện (không thể lặp đi lặp lại được);

– Để có thể thực hiện được giải pháp, người thực hiện phải có kỹ năng đặc biệt và kỹ năng đó không thể truyền thụ hoặc chỉ cho người khác được;

– Kết quả thu được từ các lần thực hiện không đồng nhất với nhau;

– Kết quả thu được khác với kết quả nêu trong đơn;

– Không có hoặc thiếu các chỉ dẫn quan trọng nhất để thực hiện giải pháp;
- Hỗ trợ khách hàng sau dịch vụ.
Hotline (24/7): 098.1214.789 (Tư vấn miễn phí)
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT