Trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Mục lục bài viết

  1. Hồ sơ chuẩn bị
  2. Tra cứu nhãn hiệu
  3. Xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ 
  4. Chỉnh sửa, hoàn thiện hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
  5. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Cục SHTT
  6. Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
  7. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
  8. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Việc thực hiện đúng các bước để đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu độc quyền trong kinh doanh, tạo nền tảng cho doanh ngiệp phát triển vững mạnh. Nhận biết được đây là một trong các vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, Luật Gia Phát xin gửi tới quý khách hàng bài viết tìm hiểu về trình tự đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ chuẩn bị

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản);
Bản quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể);
Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu);
Tài liệu bản sao xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…);
Văn bản xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có );
Giấy uỷ quyền theo mẫu;
Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu có );
Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Các tài liệu liên quan khác (nếu có);

Tra cứu nhãn hiệu

Đây là bước để kiểm tra xem nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. 

Xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ 

Chủ đơn cần xác định nhóm sản phẩm, dịch vụ sẽ đăng ký độc quyền khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Căn cứ vào lĩnh vực Quý vị muốn độc quyền sử dụng nhãn hiệu để tra cứu tên nhóm, tên sản phẩm, dịch vụ có trong nhóm trong Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ. 

Chỉnh sửa, hoàn thiện hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Chỉnh sửa, hoàn thiện hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ về mẫu đơn đăng ký nhãn hiệu và mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu 04-NH theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN và theo quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ. 

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho Cục SHTT

Doanh nghiệp nộp đơn và lệ phí trực tiếp tại Cục SHTT hoặc ủy nhiệm chi qua ngân hàng vào tài khoản của Cục sở hữu trí tuệ. Về mức thu lệ phí thì tính theo số nhóm, số sản phẩm, dịch vụ trong nhóm khai trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu. 

Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục SHTT sẽ thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Nếu đơn không đáp ứng điều kiện, Cục sẽ thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi.

Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong trường hợp đơn đáp ứng đủ điều kiện thì Cục sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng.
Còn nếu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục sẽ ra thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại và đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng.

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Thời hạn cấp văn bằng sẽ là từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Thời gian bảo hộ nhãn hiệu sẽ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.
Ngoài những tư vấn trên  đăng ký nhãn hiệu, Luật Gia Phát luôn sẵn lòng được giải đáp và tư vấn cho quý khách hàng về vấn đề liên quan cũng như các vấn đề pháp lý khác. Luật Gia Phát luôn đồng hành cùng quý doanh nghiệp. 

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ:
Hotline: 098.1214.789
Email: ceo@luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT