Doanh nghiệp nhà nước: Khái niệm, đặc điểm

Mục lục bài viết

  1. Khái niệm
  2. Đặc điểm
  3. Phân loại doanh nghiệp Nhà nước
  4. Dựa vào quy mô và hình thức gồm

Ngoài những ngành nghề kinh doanh, những ngành nghề mang lại lợi ích chủ chốt thì nhà nước vẫn nắm giữ quản lý một số ngành chủ đạo trong nền kinh tế nhằm điều tiết nền kinh tế thị trường. Luật Gia Phát xin tư vấn  như sau về vấn đề này:

Khái niệm

Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn do doanh nghiệp quản lý.

Doanh nghiệp Nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.

Đặc điểm

Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập.

Doanh nghiệp Nhà nước đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập khi thấy việc thành lập Doanh nghiệp là cần thiết. Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thời điểm dó và chủ trương của Đảng và ngành nghề lĩnh vực đó.

Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu từ vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy nhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao.

Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.

Nhà nước quản lý doanh nghiệp Nhà nước thông qua cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ. Bao gồm những nội dung sau:

Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trong từng loại doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với quy mô của nó.

Những quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp Nhà nước như hội đồng quản trị, Tổng giám đốc...

Những quy định thẩm quyền trình tự thủ tục của việc bổ nhiệm miễn nhiệm khen thưởng kỷ luật các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao.

Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp Nhà nước nào thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp Nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công tích thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội.

Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao

Phân loại doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước được phân loại theo nhiều phương diện, góc độ khác nhau.

Dựa vào mục đích hoạt động gồm
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh: Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích: Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc tế phòng an ninh.

Việc phân loại theo tiêu thức này giúp doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu hoạt động chính của ình. Nhà nước có cơ chế quản lý và có chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp.

Đồng thời thực hiện việc mở rộng quyền và trách nhiệm của loại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện 1 bước việc đưa loại doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh hoạt động trên cùng mặt bằng plý và bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đảm bảo khả năng cạnh tranh của loại doanh nghiệp này.

Dựa vào quy mô và hình thức gồm

Doanh nghiệp Nhà nước độc lập: Là doanh nghiệp Nhà nước không ở trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác.

Doanh nghiệp thành viên và Tổng công ty Nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước thành viên: Là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lớn hơn.

Tổng công ty Nhà nước: Là doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo... trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính do Nhà nước thành lập nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Dựa vào cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp, gồm
Doanh nghiệp Nhà nước có hội đồng quản trị: Là doanh nghiệp Nhà nước mà ở đó Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc cơ quan quản lý Nhà nước được Chính phủ uỷ quyền về sự phát triển của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhà nước không có hội đồng quản trị: Là doanh nghiệp Nhà nước mà ở đó chỉ có giám đốc doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng.

Trên đây là phần tư vấn của công ty Luật Gia Phát tư vấn về vấn đề đăng ký kinh doanh đối với kinh doanh cá thể.

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ

Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn   

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT