Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sản sản xuất nước tinh khiết

Mục lục bài viết

  1. Đối với cơ sở
  2. Đối với thiết bị, dụng cụ

Vấn đề nước sạch luôn là vấn đề được quan tâm. Việc sử dụng nước đóng chai được sản xuất từ các nhà máy sản xuất nước tinh khiết cho cuộc sống của mỗi gia đình hiện nay không còn là điều quá xa lạ. Thị trường nước uống đóng chai hiện nay có vô vàn mẫu mã nhãn hiệu khác nhau, vì thế người tiêu dùng khó có thê rphaan biệt được đâu là nước uống thật sự sạch, an toàn và tinh khiết hay chỉ đơn giản là nước uống đó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Để kiểm soát vấn đề đó, hiện nay Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nước tinh khiết là điều kiện bắt buộc để có thể vận hành. Chỉ khi được cấp phép, cơ sở mới có thể đi vào sản xuất và tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Để được cấp giấy phép trong hoạt động trên, cơ sở cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định. Sau đây Luật Gia Phát xin gửi đến các thông tin cần thiết sau đây:

Điều kiện để xin giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất nước uống

  1. Đối với cơ sở

  • Có hệ thống dây chuyền sản xuất khép kín được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
  • Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;
  • Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước;
  • Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;
  • Không bị ảnh hưng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.
  • Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế xây dựng tách biệt;
  • Đường nội bộ phải được thiết kế xây dựng bảo đảm vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín, bảo đảm vệ sinh và khai thông;
  • Nơi tập kết, xử lý chất thải phải thiết kế xây dựng ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và bảo đảm vệ sinh.
  • Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xut thực phm;
  • Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn do các chất tẩy rửa, tẩy trùng gây ra và dễ lau chùi, khử trùng;
  • Tường nhà phng, sáng màu, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, rạn nứt, dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
  • Nền nhà phẳng, nhẵn, thoát nước tốt, không thấm và dễ làm vệ sinh;
  • Đảm bảo các yêu cầu về hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, hơi nước; khí nén, hệ thống xử lý chất thải, nahf vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động;
  • Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn;
  • Bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm và bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
  1. Đối với thiết bị, dụng cụ

  • Thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh.
  • Có đủ thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng, giầy, dép trước khi vào khu vực sản xuất thực phẩm; Xưởng sản xuất thực phẩm phải có bồn rửa tay cho nhân viên; nơi rửa tay phải có xà phòng hoặc nước sát trùng; khăn, giấy lau tay sử dụng một lần hoặc máy sấy khô tay.
  • Có đủ thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm và phù hp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói thực phm; được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm; dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do du mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại; có đủ quy trình vệ sinh, quy trình vận hành đối với phương tiện và thiết bị của dây chuyền sản xuất.
  • Thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, bảo đảm ngăn chặn được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm.
  • Có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và đánh giá được chỉ tiêu cơ bản về chất lượng, an toàn thực phẩm. Nếu không có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm thì phải có hợp đồng kinh tế với tổ chức, cá nhân được phép kiểm nghiệm khác; thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo phải bảo đảm độ chính xác trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật về đo lường;
  • Việc sử dụng chất tẩy rửa và sát trùng phải đáp ứng các yêu cầu.

    Trên đây là tư vấn của Luật Gia Phát về hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và đại diện Quý khách hàng thực hiện việc soạn thảo và làm việc với cơ quan nhà nước.

    Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

    Công ty Luật TNHH Gia Phát

    Hotline (24/7): 0981.214.789

    Email: ceo@luatgiaphat

    Website: luatgiaphat.vn/ luatgiaphat.com

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT