Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các dụng cụ, bao bì đựng thực phẩm

Mục lục bài viết

  1. 1. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
  2. 2. Các quy chuẩn kỹ thuật đối với dụng cụ, bao bì thực phẩm:

Pháp luật về an toàn thực phẩm quy định các loại thực phẩm phải tự công bố bao gồm: Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức phải tiến hành xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm và tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Sau đây, Luật Gia Phát xin phép cung cấp thông tin về quy chuẩn kỹ thuật đối với các dụng cụ, bao bì thực phẩm:

1. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

  • Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.
  • Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

2. Các quy chuẩn kỹ thuật đối với dụng cụ, bao bì thực phẩm:

Đối với mỗi loại bao bì sẽ có một quy chuẩn tương ứng khác nhau. Hiện nay có quy chuẩn kỹ thuật với các loại chất liệu sau:

  • QCVN 121:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • QCVN 122:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • QCVN 123:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao vì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp đối với thực phẩm bằng kim loại
  • QCVN 124:2015/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tin, gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • QCVN 46:2007/BYT – Kiểm nghiệm sản phẩm gỗ

Như vậy, đối với các trường hợp dụng cụ, bao bì thực phẩm, trước khi lưu thông trên thị trường thì cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm. Và phải kiểm nghiệm dụng cụ, bao bì thực phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trên đây là các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật đối với dụng cụ, bao bì đựng thực phẩm. Trong quá trình thực hiện các thủ tục có vấn đề vướng mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Gia Phát để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH Gia Phát

Hotline (24/7): 0981.214.789

Email: ceo@luatgiaphat

Website: luatgiaphat.vn/luatgiaphat.com

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT