Thế nào là đình công hợp pháp?

Đình công hay bãi công là việc người lao động ngừng làm việc thường diễn ra khi người lao động phản đối điều kiện lao động, chế độ lao động hiện có để yêu cầu công ty đáp ứng những điều kiện lao động mới,...Tuy nhiên vì nhiều lý do mà hầu hết những cuộc đình công tại Việt Nam là không hợp pháp. Vậy một cuộc đình công như thế nào thì được coi là hợp pháp?

Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Lao động 2012 về Đình công:“Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Từ định nghĩa trên có thể thấy, đình công là sự kiện ngừng làm việc mang tính chất tạm thời, do người lao động tự nguyện và có tổ chức của tập thể người lao động, đồng thời, mục đích của việc đình công phải nhằm giải quyết một tranh chấp lao động.

Ảnh: Người lao động tham gia đình công

 

Điều 125 Bộ luật Lao động 2012 liệt kê rõ những trường hợp đình công bị coi là bất hợp pháp như sau:

“ Điều 215. Những trường hợp đình công bất hợp pháp

1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.”

Căn cứ quy định trên, ta có thể thấy điều kiện để một cuộc đình công được coi là hợp pháp bao gồm:

Thứ nhất, cuộc đình công phải xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Trong đó, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệp giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.

Thứ hai, cuộc đình công phải do người lao động trong cùng một doanh nghiệp tiến hành. Cuộc đình công do nhiều người lao động của nhiều công ty khác nhau cùng thực hiện là đình công bất hợp pháp.

Thứ ba, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là nguyên nhân dẫn đến cuộc đình công phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng ý hoặc hết thời gian quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không giải quyết tranh chấp thì được quyền tổ chức đình công.

Thứ tư, doanh nghiệp nơi người lao động đình công không thuộc danh mục các doanh nghiệp không được đình công theo quy định của pháp luật.

Danh mục các đơn vị sử dụng lao động không được đình công được quy định tại Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08/5/2013 của Chính phủ là các doanh nghiệp, đơn vị thuộc 06 lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế sau đây:

- Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;

- Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;

- Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;

- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước;

- Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;

- Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

Thứ năm, cuộc đình công không được diễn ra sau khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người lao động tiếp tục tham gia đình công sau khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ bị xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/8/2013.

Xử phạt vi phạm về đình công như thế nào?

Ngoài trường hợp nêu trên, theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, người lao động và người sử dụng lao động vi phạm quy định liên quan đến đình công còn bị xử phạt như sau:

“Điều 23. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;

b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;

c) Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công hoặc lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;

b) Trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công;

c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật Lao động”.

Tham khảo thêm:

Quy định về thời gian thử việc của người lao động

Có đươc thuê người lao động dưới 18 tuổi vào làm việc

Trên đây là nội dung tư vấn sơ bộ của công ty Luật Gia Phát về vấn đề Thế nào là đình công hợp pháp?

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ

Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn   

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT