Tư vấn các loại hình doanh nghiệp

Mục lục bài viết

  1. 1.       Phân loại dựa trên bản chất kinh tế của chủ sở hữu
  2. 2.       Phân loại dựa trên hình thức pháp lý của doanh nghiệp
  3. 3.       Phân loại dựa vào chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp
  4. 4.       Một số hình thức phân loại khác

Hiện có rất nhiều cách để xác định loại hình doanh nghiệp, tùy thuộc vào các tiêu chí phân loại khác nhau.

1.       Phân loại dựa trên bản chất kinh tế của chủ sở hữu

Nếu căn cứ vào bản chất kinh tế của chủ sở hữu để xác định, thì doanh nghiệp có 3 loại hình chính dựa trên hình thức và giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu, cụ thể bao gồm:
(1) doanh nghiệp tư nhân (proprietorship),

(2) doanh nghiệp hợp doanh (partnership),

và (3) doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (limited liability).

Thông thường doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn như sản xuất hàng hóa, tài chính…[1]

Bên cạnh cách phân loại này, còn có cách phân loại khác dựa vào bản chất sở hữu, theo đó, doanh nghiệp được chia làm hai loại chủ yếu: (1) doanh nghiệp nhà nước và (2) doanh nghiệp tư nhân.

2.       Phân loại dựa trên hình thức pháp lý của doanh nghiệp

Mỗi quốc gia có quy định về hình thức pháp lý của doanh nghiệp khác nhau trong luật nội địa của mình. Tuy nhiên, ở góc độ tổng quát, các hình thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm các dạng sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn (“TNHH”): đây là loại hình doanh nghiệp mà thành viên/các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần (“CTCP”): đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh (“CTHD”): đây là loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.
Doanh nghiệp tư nhân (“DNTN”): là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN.

3.       Phân loại dựa vào chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp

Căn cứ vào chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, có thể phân ra hai loại chủ yếu là (1) doanh nghiệp có chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn và (2) doanh nghiệp có chế độ chịu trách nhiệm vô hạn.

Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó[2]. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là DNTN và CTHD. Chủ sở hữu DNTN và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản mà chủ doanh nghiệp, hay các thành viên hợp danh đó đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại DNTN và CTHD. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của DNTN và CTHD không đủ để thực hiện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý khi phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có chế độ TNHH là các doanh nghiệp chịu trách nhiệm một cách hạn chế, tức là giới hạn trách nhiệm của họ gói gọn trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp hay vốn đăng ký của doanh nghiệp đó. Điều này có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp. Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ TNHH cụ thể gồm: công ty TNHH và CTCP.

4.       Một số hình thức phân loại khác

Ngoài các cách thức phân loại như trên, còn có một số cách phân loại và khái niệm về doanh nghiệp khá đặc thù dù không mấy phổ biến:
Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về quản trị, lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. Nó gồm có các hình thức sau: công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế...

Doanh nghiệp nhà nước (“DNNN”) là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ[3]. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Mọi vấn đề vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789 
Email: ceo@luatgiaphat.vn      

Website: luatgiaphat.com

Luật Gia Phát - Niềm tin pháp lý cho doanh nghiệp!

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT