Thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp bằng mặt bằng kinh doanh

Mục lục bài viết

  1. Góp vốn là gì ?
  2. Đối tượng góp vốn
  3. Định giá tài sản góp vốn
  4. Thời hạn góp vốn
  5. Tài sản góp vốn
  6. Thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp

Góp vốn vào doanh nghiệp bằng mặt bằng kinh doanh là một hình thức có thể được thực hiện theo quy định pháp luật. Pháp luật quy định cụ thể vấn đề góp vốn hiện nay ra sao, thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp bằng mặt bằng kinh doanh cần những bước nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi trên.

Góp vốn là gì ?

“Góp vốn kinh doanh” là việc đưa tài sản của mình vào doanh nghiệp để kinh doanh mục đích sinh lợi. Có thể thấy đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng khi nó ảnh hưởng đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay.

Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Việc này được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập.

Đối tượng góp vốn

Tất cả các tổ chức và mọi cá nhân đều có quyền góp vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp 2014, trừ các trường hợp sau đây:

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ/chồng của người đó không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý (cơ quan nhà nước), đối với ngành nghề khác thì có quyền góp vốn.

Công chức không thể góp vốn vào Công ty TNHH vì người góp vốn thì đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên và được coi là người quản lý công ty;

Công chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông mà không được tham gia Hội đồng quản trị, được góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thanh viên góp vốn.

Định giá tài sản góp vốn

Việc định giá tài sản góp vốn được quy định như sau:

Tất cả các thành viên sáng lập có quyền tự định giá, định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc theo một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng.

Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị sẽ là  người định giá khi có thành viên mới góp vốn hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn.

Nếu định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn: người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá.

Nếu gây thiệt hại cho người khác: phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

Thời hạn góp vốn

Đối với công ty TNHH 1 Thành viên:  90 ngày kể từ ngày được cấp “Giấy chứng nhận” đăng ký doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký,  phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, vì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp tư nhân mà mình thành lập.

Tài sản góp vốn

Theo Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2014, tài sản để góp vốn có thể là:

Đồng Việt Nam

Ngoại tệ tự do chuyển đổi

Vàng

Giá trị quyền sử dụng đất

Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật

Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Lưu ý: Đối với thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc cổ đông công ty cổ phần khi thực hiện hoạt động góp vốn thì phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn theo quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014.

Thủ tục góp vốn vào doanh nghiệp

1. Định giá tài sản: Có hai phương pháp định giá tài sản là các thành viên, cổ đông sáng lập định giá và tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Khi có thành viên mới góp vốn, người định giá phải là Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị.

Nếu định giá cao hơn so với mức giá thực tế tại thời điểm góp vốn, người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

2. Soạn thảo hồ sơ góp vốn, lập các MẪU BIÊN BẢN, bản cam kết, “biểu mẫu hợp đồng góp vốn”,…: là bước thỏa thuận giữa các bên về nội dung liên quan đến:

Tài sản góp vốn

Giá trị tài sản góp vốn

Thời hạn góp vốn

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia,…

3. Giao nhận tài sản góp vốn: phải được thực hiện trong thời hạn cam kết trong bản cam kết hoặc theo quy định của pháp luật với từng loại hình doanh nghiệp.

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ

Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt với cho doanh nghiệp !

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT