Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả

Mục lục bài viết

  1. Quyền tác giả là gì?
  2. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

 Vấn đề xâm phạm quyền tác giả nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung ở trên không gian mạng càng ngày càng nghiêm trọng. Từ các hành vi streaming chương trình biểu diễn của ca sĩ, ban nhạc nổi tiếng ở trên mạng internet hay những chương trình bóng đá mà chúng ta phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua bản quyền thì ngay lập tức đã được livestream và bất kỳ ai muốn xem đều có thể có được địa chỉ xem những chương trình như vậy 1 cách miễn phí thì điều đó gây ra thiệt hại rất lớn cho những nhà cung cấp dịch vụ. Điều này làm dấy lên câu hỏi ? Quyền tác giả là gì ? Làm thế nào để có quyền tác giả từ cá nhân/tổ chức khác ? Nhằm giải đáp thắc mắc của độc giả, Luật Gia Phát gửi đến quý bạn đọc bài viết Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả.


Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính. Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là là việc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định như:

  • Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Các quyền tài sản theo quy định như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm,…;
  • Quyền tài sản của người biểu diễn (Điều 29 Luật này);
  • Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30);
  • Quyền của tổ chức phát sóng.

Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật Gia Phát về thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, Luật Gia Phát cung cấp dịch vụ thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả với mức giá hợp lý. Nếu có vấn đề còn thắc mắc, quý khách liên hệ trực tiếp với Luật Gia Phát để chúng tôi có thể tư vấn rõ hơn.

Để được tư vấn miễn phí và kịp thời vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: Luatgiaphat.com

Hỗ trợ trực tuyến 24/7.

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT