Những cơ sở sản xuất ô mai thủ công theo quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử phạt như thế nào?

Mục lục bài viết

  1. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP thì đối với vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị xử lý như sau:
  2. Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ:

Ô mai, mứt là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong dịp lễ tết của người Việt Nam, nó là những món ăn vặt ưa thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất ô mai, mứt thủ công theo quy mô hộ gia đình lại không đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những cơ sở này bị xử phạt như thế nào? Luật Gia Phát xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 178/2013/NĐ-CP thì đối với vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.

- Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.

Mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt trên. Ngoài ra, tùy trường hợp, cơ sở vi phạm có thể sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 03 tháng hoặc từ 03 tháng đến 06 tháng. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.

Để được tư vấn miễn phí vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Mọi thông tin chi tiết có thể xem tại website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

Luật Gia Phát – Niềm tin pháp lý doanh nghiệp! 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT