Những điều cần biết khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Mục lục bài viết

  1. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
  2. Trường hợp không được bảo hộ
  3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hiện nay trên thị trường, mỗi sản phẩm đều gắn với một nhãn hiệu, thương hiệu cụ thể để người sử dụng có thể phân biệt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhau. Nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh, phải được bảo hộ theo pháp luật nếu muốn sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, việc bảo hộ nhãn hiệu phải đáp ứng những điều kiện theo luật định nên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải dễ dàng. Do đó, Luật Gia Phát sẽ cung cấp thông tin về những điều cần biết về bảo hộ nhãn hiệu tới khách hàng.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Tổ chức, cá nhân muốn xác lập quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu phải được quyết định trên cơ sở cấp phép bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Trường hợp không được bảo hộ

  • Nhãn hiệu có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với quốc kỳ, quốc huy các nước; biểu tượng, huy hiệu, tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị; tên thật, biệt hiệu hình ảnh lãnh tụ, anh hùng dân tộc, doanh nhân;

  • Nhãn hiệu có dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc mang tính lừa dói người tiêu dùng về nguồn gốc, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị;

  • Nhãn hiệu có hình đơn giản, chữ, số không thông dụng, có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ và nộp lên Cục sở hữu trí tuệ. Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu;

  • Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu);

  • Phí, lệ phí;

  • Giấy ủy quyền (trong trường hợp cá nhân được ủy quyền nộp hồ sơ).

Lưu ý: Khi đăng ký nhãn hiệu tập thể cần thêm các tài liệu: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận; Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm (nếu là nhãn hiệu tập thể  dùng cho sản phẩm có tính đặc thù, chứng nhận chất lượng hoặc chứng nhận nguồn gốc địa lý); Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý).

Trên đây là những thông tin luật Gia Phát tư vấn cho khách hàng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nếu khách hàng có vấn đề còn thắc mắc, vui lòng liên hệ để được tư vấn trực tiếp về dịch vụ của chúng tôi.

Để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ:

Công ty luật TNHH Gia Phát

Số điện thoại liên hệ: 0981.214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.vn/luatgiaphat.com

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT