Thủ tục đăng ký nhãn hiệu 2023

Mục lục bài viết

  1. 1. Các loại nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ tại Việt Nam
  2. 2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
  3. 3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
  4. 4. Cách thức đăng ký nhãn hiệu
  5. 5. Phạm vi lãnh thổ bảo hộ nhãn hiệu

1. Các loại nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ tại Việt Nam

Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thì các loại nhãn hiệu sau có thể nộp đơn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam

- Nhãn hiệu dưới dạng chữ cái, từ ngữ;

- Nhãn hiệu hình ảnh (logo);

- Nhãn hiệu hình ba chiều;

- Nhãn hiệu âm thanh;

- Nhãn hiệu kết hợp các yếu tố trên.

2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

2.1. Mẫu nhãn hiệu. Đối với nhãn hiệu âm thanh thì mẫu nhãn hiệu là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó;

2.2. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

2.3. Giấy ủy quyền ;

2.4. Các tài liệu chứng minh quyền sử dụng.

2.5 Các tài liệu khác (nếu có)

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

3.1. Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

3.2 Tra cứu nhãn hiệu

- Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu, Luật Gia Phát sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Gia Phát sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.

- Tra cứu chuyên sâu: Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không. Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng.

 3.3. Nộp hồ sơ đăng ký: Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký theo quy định

3.4. Thẩm định hình thức đơn đăng ký

- Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

- Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

- Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

3.5. Công bố đơn: 

- Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

- Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.

- Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

3.6. Thẩm định nội dung đơn

- Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

- Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

3.7. Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

3.8. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

4. Cách thức đăng ký nhãn hiệu

Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam

- Tự mình trực tiếp nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

- Thông qua các Đại diện Sở hữu trí tuệ nộp đơn và thực hiện thủ tục trọn gói.

Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài

Chỉ có thể nộp đơn đăng ký thông qua các Đại diện sở hữu trí tuệ.

5. Phạm vi lãnh thổ bảo hộ nhãn hiệu

Chủ nhãn hiệu có quyền đăng ký bảo hộ trên toàn thế giới bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ giới hạn ở lãnh thổ mỗi quốc gia. Ví dụ: Nhãn hiệu được cấp Văn bằng ở Việt Nam. Chủ nhãn hiệu chỉ được bảo hộ nhãn hiệu tại lãnh thổ Việt Nam.

Mọi chi tiết xin liên hệ

LUẬT GIA PHÁT

Hotline: 098. 1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn              Website: luatgiaphat.vn

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT