Thủ tục đầu tư mở tổ chức kinh tế tại Việt Nam

  1. Tổ chức kinh tế là gì?

   Theo khoản 21 điều 3 Luật đầu tư 2020 quy định rằng:" Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh"

   Dựa trên khái niệm ta có thể thấy 1 số ví dụ về các tổ chức kinh tế như:

- Tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp 2020 như: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân,..

- Tổ chức kinh tế bao gồm các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã 2012

- Các tổ chức kinh tế được thành lập theo luật đầu tư 2020 như công ty 100% vốn nước ngoài,…

  1. Điều kiện đầu tư thành lập tổ chức kinh tế ở Việt Nam

Theo quy định tại điều 22 Luật đầu tư 2020 ta có:

- Đối với nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế phải theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại điều 9 Luật đầu tư 2020.

- Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  Và kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  1. Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế
  1. Với nhà đầu tư nước ngoài:

Theo quy định tại điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì trừ trường hợp quy định tại điều 67 Nghị định này nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế theo thủ tục sau:

    1. Với trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới: thì thủ tục gồm có 03 bước:

Bước 1: Thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương nhà đầu tư:

*Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

- Hồ sơ xin chấp thuận:

(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

(2) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

(3) Đề xuất dự án đầu tư;

(4) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

(5) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

(6) Giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ

(7) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

- Trình tự thực hiện:

+ Nhà đầu tư nộp 04 bộ hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư/Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

+ Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

+ Trong thời hạn 43 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế).

* Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

- Hồ sơ xin chấp thuận gồm:

Danh mục hồ sơ tương tự mục trên.

- Trình tự thực hiện:

+ Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ tại Bộ kế hoạch và đầu tư;

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của các bộ, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thực hiện dự án về nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó;

+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

* Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

- Hồ sơ xin chấp thuận gồm:

Danh mục hồ sơ tương tự mục trên.

Trình tự thực hiện:

+ Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ kế hoạch và đầu tư.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước.

+ Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập, Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định để trình Chính phủ.

+ Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ lập và gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội.

Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra; và giải trình về những vấn đề thuộc nội dung dự án đầu tư khi cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội yêu cầu.

Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chấp thuận chủ trương đầu tư

Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Trường hợp 1: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc chấp thuận chủ trương đầu tư:

Trình tự thực hiện

  1.  Nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, nhà đầu tư nộp Hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
       Trường hợp nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư: Nhà đầu tư đăng ký tài khoản trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; kê khai thông tin, tải văn bản điện tử đã được ký số trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư; hoàn thiện hồ sơ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (theo thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư);
  2.  Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ bao gồm như Bước 1 Mục 1.1

Thời hạn giải quyết: Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp 2: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư:

   Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư và thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thực hiện như sau:

a) Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư;

b) Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của từ 02 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên, căn cứ đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  Đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trúng thầu; dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Đầu tư và thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị.

   Đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp Ban quản lý khu kinh tế chấp thuận nhà đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế quyết định chấp thuận nhà đầu tư đồng thời với cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  Hồ sơ như Bước 1 mục 1.1.

Bước 3: Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từn loại hình tổ chức kinh tế.

    1. Với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế có 02 bước cơ bản sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Bước 2: Thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

 

  1. Với nhà đầu tư trong nước

   Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đàu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

  Trên đây là một số nội dung cơ bản về thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

   Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào muốn được giải đáp, tư vấn hãy liên hệ ngay đến Luật Gia Phát. 

Mọi chi tiết xin liên hệ

LUẬT GIA PHÁT

Hotline: 098. 1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn              Website: luatgiaphat.vn

Hỗ trợ trực tuyến 24/7

 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT