Xã hội ngày càng phát triển, việc nâng cao sức khỏe của con người ngày càng được chú ý hơn. Vì vậy, thực phẩm chức năng ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên thị trường. Vậy thủ tục hành lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như thế nào?
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Đầu tư 2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư;
- Luật An toàn thực phẩm 2010;
- Nghị định số 67/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/07/2016 Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế;
- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2018 Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
2. Các bước cần thực hiện:
Theo quy định tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 được ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư, kinh doanh thực phẩm chức năng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Như vậy, khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng có vốn đầu tư nước ngoài, cần phải thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Bước 2: Xin cấp Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng
- Bước 3: Thành lập doanh nghiệp.
2.1. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
2.1.1. Hồ sơ cần chuẩn bị:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư cần chuẩn bị những tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
2.1.2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Đầu tư 2014, thủ tục này được thực hiện như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch Đầu tư;
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
2.2. Xin cấp Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng:
2.2.1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng:
Theo quy định tại Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; Hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, thì Thực phẩm chức năng là sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Theo quy định tại Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư thì kinh doanh thực phẩm chức năng thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Như vậy, để được cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Điều kiện đối với cơ sở:
- Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
- Không bị ngập nước, đọng nước.
- Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.
- Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn.
- Tường, trần nhà nhẵn, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.
- Khu vực vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
- Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.
Điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ:
- Có đủ thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản và kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất; có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.
- Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
2.2.2. Trình tự xin cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng:
Bước 1: Cơ sở chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đả điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng;
- Danh sách người kinh doanh thực phẩm chức năng đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Bước 2: Cơ sở nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện tới Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.
Bước 3: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
- Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chình hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Cơ sở phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận.
- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Trường hợp kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thười gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày. Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương.
Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
2.3. Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Quý khách hàng tham khảo thêm về thủ tục thành lập doanh nghiệp tùy theo từng loại hình doanh nghiệp tại đây:
Quý khách có nhu cầu tìm hiểu cũng như thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan đến này xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Gia Phát theo thông tin sau để được tư vấn chi tiết:
Hotline: 098.1214.789
Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn
Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!