Đăng ký bản quyền tác giả đối với bản thiết kế thời trang

Mục lục bài viết

  1. 1. Cơ sở pháp lý 
  2. 2. Tại sao phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho bản thiết kế thời trang?
  3. 3. Đăng ký bản quyền bản thiết kế thời trang dưới hình thức nào? 
  4. 4. Chủ thể có quyền đăng ký bản quyền tác giả đối với bản thiết kế thời trang
  5. 5. Thủ tục đăng ký bản quyền bản thiết kế thời trang
  6. a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
  7. b. Nộp hồ sơ
  8. c. Thẩm định hồ sơ và trả kết quả
  9. 6. Phí đăng ký bản quyền tác giả bản thiết kế thời trang

Ngành thiết kế thời trang cho phép bạn thể hiện sự sáng tạo và phong cách qua trang phục. Tuy nhiên, việc bản thiết kế bị đánh cắp và sao chép có thể ảnh hưởng đến tác giả và uy tín của chủ sở hữu. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, Công ty Luật Gia Phát sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến đăng ký bản quyền tác giả cho bản thiết kế thời trang.

1. Cơ sở pháp lý 

- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 và 2022.

- Nghị định 22/2018/NĐ-CP: Về hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Tại sao phải đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho bản thiết kế thời trang?

Tác phẩm thời trang là đối tượng dễ bị đánh cắp, sao chép. Nếu không có cơ chế bảo hộ rõ ràng, tác phẩm này rất dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng để ăn cắp ý tưởng và làm thành tác phẩm của mình. Điều này không chỉ làm mất đi những lợi ích đáng lẽ được hưởng của tác giả mà còn gây mất uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức.

Chính vì vậy, việc bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm thời trang là vô cùng cần thiết, để có cơ chế bảo hộ tác phẩm rõ ràng hơn. Việc làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ là bằng chứng chứng minh ai là tác giả của tác phẩm. Khi đã có giấy chứng nhận thì bạn sẽ không cần phải chứng minh quyền tác giả là thuộc về mình nữa. Do đó, việc làm thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm thời trang là điều cần thiết để bảo hộ tác phẩm được tốt hơn.

3. Đăng ký bản quyền bản thiết kế thời trang dưới hình thức nào? 

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng thì các mẫu thiết kế thời trang thuộc loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, cụ thể như sau: 

“Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.” 

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong những đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được bảo hộ theo cơ chế tự động kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà không cần phải đăng ký. 

Điều kiện bảo hộ tác phẩm ứng dụng mỹ thuật 

- Thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. 

- Được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích và có thể gắn liền với một đồ vật hữu hình sẽ được sản xuất bằng tay hoặc bằng máy.

4. Chủ thể có quyền đăng ký bản quyền tác giả đối với bản thiết kế thời trang

- Theo quy định của pháp luật, tác giả hoặc chủ sở hữu của tác phẩm đều có thể nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình hoặc tác phẩm mình sở hữu tại Cục bản quyền tác giả.

- Khi nộp đơn, chủ sở hữu hoặc tác giả là cá nhân, pháp nhân trong nước có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho một đơn vị đại diện thay mặt mình nộp đơn tại Cục bản quyền.

- Trường hợp chủ sở hữu, tác giả là cá nhân hoặc pháp nhân đang định cư ở nước ngoài muốn đăng ký sẽ không được nộp đơn trực tiếp mà bắt buộc phải qua một đơn vị đại diện để nộp đơn.

5. Thủ tục đăng ký bản quyền bản thiết kế thời trang
a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 và 2022 quy định về Hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm:

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;

- Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chun

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

b. Nộp hồ sơ

- Kê khai thông tin online

Bước 1: Truy cập cổng thông tin dịch vụ công và đăng ký tài khoản người nộp hồ sơ.

Bước 2: Kê khai thông tin hồ sơ đăng ký bản quyền thiết kế thời trang online

Bước 3: Nộp hồ sơ và lưu mã xác nhận hồ sơ online.

- Nộp hồ sơ giấy

Sau khi có nộp hồ sơ đăng ký bản quyền quyền tác giả thiết kế thời trang online và có mã xác nhận, người nộp hồ sơ cần gửi hồ sơ giấy đến phòng đăng ký của cục bản quyền trong thời gian sớm nhất.

+ Hình thức nộp hồ sơ giấy: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện.

+ Thời gian thẩm định hồ sơ: 15 ngày làm việc kể từ ngày chuyên viên tiếp nhận hồ sơ giấy. Trong thời gian này, nếu có thiếu sót, chuyên viên sẽ thông báo và yêu cầu bổ sung tài liệu. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian thẩm định hồ sơ sẽ kéo dài và chậm hơn so với quy định.

- Hồ sơ đăng ký có thể nộp trực tiếp qua các địa chỉ sau.

+ Phòng đăng ký bản quyền: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

+ Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.Hồ CHí Minh

+ Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Số: 01 Đường an nhơn 7, p.An Hải Bắc, q. Sơn Trà, TP. Đà nẵng

c. Thẩm định hồ sơ và trả kết quả

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

- Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan và có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

6. Phí đăng ký bản quyền tác giả bản thiết kế thời trang

Lệ phí đăng ký sẽ tùy thuộc vào loại hình tác phẩm. Vậy với bản thiết kế thời trang được xem xét là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng sẽ có phí là 400.000 VNĐ.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT