Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

Mục lục bài viết

  1. Khái niệm, đặc điểm dịch vụ giám định thương mại
  2. 1.1. Khái niệm
  3. 1.2. Đặc điểm
  4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
  5. Thủ tục kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
  6. 3.1. Hồ sơ đăng ký 
  7. 3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện

Dịch vụ giám định thương mại là một ngành nghề kinh doanh đặc thù và phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định. Khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì? Cùng Luật Gia Phát tìm hiểu về điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ giám định thương mại trong bài viết dưới đây: 

  1. Khái niệm, đặc điểm dịch vụ giám định thương mại

1.1. Khái niệm

Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.

1.2. Đặc điểm

- Về chủ thể: Chủ thể tham gia quan hệ giám định có hai bên: Người thực hiện việc giám định hàng hóa và người yêu cầu giám định hàng hóa. Người thực hiện việc giám định hàng hóa phải là thương nhân thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Người yêu cầu giám định có thể là tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước là thương nhân hoặc không phải thương nhân.

- Về nội dung: Hoạt động giám định là xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, xuất xứ, giá trị hàng hóa; kết quả thực hiện dịch vụ, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch của hàng hóa dịch vụ; các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất của một hoặc các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thương mại và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

- Kết luận về hiện trạng hàng hóa, dịch vụ thương mại có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thương mại. Kết luận này được xác lập dưới hình thức văn bản có tên gọi là chứng thư giám định.

- Tính chất dịch vụ: Giám định là một hành vi thương mại độc lập. Thương nhân thực hiện việc giám định hàng hóa như một nghề nghiệp độc lập và thường xuyên. Thực hiện việc giám định, thương nhân được trả thù lao theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, ngay cả trường hợp giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

- Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể: Giám định viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;

b) Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;

c) Có ít nhất 3 năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hóa, dịch vụ. Căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định trên, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định công nhận giám định viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình);

- Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hóa, dịch vụ đó.

- Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại của thương nhân nước ngoài:

+ Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định hiện hành của pháp luật.

+ Việc thực hiện dịch vụ giám định thương mại theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài quy định tại Điều 267 Luật Thương mại được tiến hành theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 20/2006/NĐ-CP.

  1. Thủ tục kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

3.1. Hồ sơ đăng ký 

- Bản chính Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:

+ Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện;

+ Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.

- Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký.

3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện

Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính.

Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hợp lệ thì giao phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trả lại hồ sơ.

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho thương nhân yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân bằng văn bản.

Trên đây là quy định về điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT