Giải pháp hữu ích và đăng ký bảo hộ bằng độc quyền giải pháp hữu ích

Mục lục bài viết

  1. 1. Cơ sở pháp lý 
  2. 2. Khái niệm giải pháp hữu ích và sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích
  3. 3. Điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích
  4. 4. Hồ sơ đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích
  5. 5. Thủ tục đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích
  6. 6. Thời hạn giải quyết
  7. 7. Lệ phí đăng ký

Một quy trình hay một sản phẩm có tính ứng dụng trong cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của con người sẽ được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Vậy thì giải pháp hữu ích là gì? Hồ sơ, thủ tục đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích gồm những gì? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Luật Gia Pháp giải đáp các thắc mắc trên.

1. Cơ sở pháp lý 

- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;

- Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức tu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

2. Khái niệm giải pháp hữu ích và sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có tính mới;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Từ trên có thể rút ra: Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Việc tạo ra một giải pháp hữu ích là một quá trình phức tạp, không hề đơn giản, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc. Do vậy ngay sau khi tạo ra thành công giải pháp hữu ích việc phải làm tiếp theo là xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sáng chế đó, tránh sự ăn cắp của chủ thể khác.

Đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích là căn cứ để xác lập quyền sở hữu và độc quyền đối với mỗi phát minh mới của con người. Giải pháp hữu ích sau khi thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sẽ nhận được sự công nhận và bảo hộ của nhà nước.

Đăng ký độc quyền giải pháp hữu ích đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho chủ sở hữu của sáng chế như tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, tiết kiệm nhiên liệu từ việc khai thác giải pháp hữu ích, chuyển quyền sử dụng hoặc bán các giải pháp hữu ích cho tổ chức, cá nhân khác.

3. Điều kiện bảo hộ đối với giải pháp hữu ích

Để được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì một giải pháp hữu ích phải đáp ứng các điều kiện về kính mới về khả năng áp dụng công nghiệp và không được thuộc các đối tượng không được bảo hộ tới doanh nghiệp giải pháp hữu ích theo quy định được khoản 2 điều 58 và sự trí tuệ của những năm sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022

- Về tính mới của giải pháp hữu ích:

+ Giải pháp hữu ích chưa bị bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào,

+ Trước ngày ưu tiên cấp văn bằng bảo hộ thông tin về giải pháp đó chưa được sử dụng, công khai, mô tả dưới bất kỳ hình thức nào dù ở trong nước hay nước ngoài.

Tuy nhiên, giải pháp hữu ích vẫn sẽ không bị mất tính mới trong một số trường hợp sau: 

+ Người khác biết được thông tin về giải pháp mà tự ý công bố không được sự đồng ý của người nộp đơn và ngày công bố nằm trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn.

+ Người có quyền đăng ký công bố giải pháp dưới dạng báo cáo khoa học trong thời hạn 6 tháng trước ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.

+ Giải pháp hữu ích được trưng bày tại triển lãm quốc gia Việt Nam hoặc tại triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày nộp đơn.

+ Thông tin về giải pháp hữu ích chỉ có một số lượng người nhất định biết có thể là người giúp tìm ra giải pháp, cung cấp thông tin, người đã có những giúp đỡ nhất định để chủ văn bằng tạo ra giải pháp đó. Chủ văn bằng phải kiểm soát được số lượng người biết, biết rõ về họ cũng như những thông tin về giải pháp xin cấp văn bằng bảo hộ mà họ năm giữ.

- Về khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp hữu ích:

Khả năng áp dụng công nghiệp được hiểu là những mô tả về bản chất của giải pháp cùng với những thông tin về điều kiện kỹ thuật được nêu một cách đầy đủ trong đơn cho phép những người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực độ có thể tạo ra, sử dụng, khai thác nhiều lần tạo ra nhiều kết quả giống nhau và giống với kết quả được mô tả trong đơn.

- Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa giải pháp hữu ích:

+ Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.

+ Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính,

+ Cách thức thể hiện thông tin;

+ Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ

+ Giống thực vật, giống động vật,

+ Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

+ Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

4. Hồ sơ đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích

Hồ sơ đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích bắt buộc phải có các tài liệu sau đây:

- Các tài liệu bắt buộc:

+ 02 Tờ khai đăng ký sáng chế;

+ 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích;

+ 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.

- Các tài liệu khác (nếu có):

+ Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

+ Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

+ Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

5. Thủ tục đăng ký bằng độc quyền giải pháp hữu ích

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký theo một trong hai hình thức như sau:

Nộp đơn đăng ký trực tiếp;

- Gửi đơn đăng ký qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Cục sở hữu trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

- Trường hợp đơn hợp lệ về hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn;

- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ: Lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối; Ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/ sửa chữa không đạt yêu cầu/ không có ý kiến phản đối ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

- Cục sở hữu trí tuệ chỉ tiến hành thẩm định nội dung khi có đơn yêu cầu thẩm định nội dung.

- Cục sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tinh mới, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và người đăng ký sáng chế nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ

6. Thời hạn giải quyết

- Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: Muộn nhất là 19 tháng;

- Thẩm định hình thức: 01 tháng;

- Thẩm định nội dung: 18 tháng.

7. Lệ phí đăng ký

Danh mục phí, lệ phí

Mức thu (nghìn/đồng)

Lệ phí nộp đơn

120

Lệ phí cấp văn bằng

150

Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Phí thẩm định hình thức bằng 20% mức thu, phí thẩm định nội dung bằng 80% mức thu

900

Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định

600

Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp

120

Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp

120

Phí kiểm tra sơ bộ về mặt hình thức đơn sáng chế quốc tế để nộp cho văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế

300

Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ:

Hotline: 098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT