Đăng ký bảo hộ sáng chế

Mục lục bài viết

  1. Đối tượng có quyền đăng ký bảo hộ sáng chế
  2. Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế
  3. Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

Mỗi sáng chế là một thành quả, công sức của người sáng chế, việc tạo ra một sáng chế là cả một quá trình phức tạp, đòi hỏi có sự đầu tư về nhiều mặt. Vì vậy, việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế là rất quan trọng, giúp người tạo ra sáng chế bảo hộ sản phẩm của mình, tránh đc sự đánh cắp của chủ thể khác. Do đó, luật Gia Phát sẽ cung cấp các thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế.

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế là căn cứ để xác lập quyền sở hữu và độc quyền đối với chủ sở hữu của sáng chế đó, khi đó sáng chế sẽ nhận được sự công nhận và bảo hộ của nhà nước.

Đối tượng có quyền đăng ký bảo hộ sáng chế

  • Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định theo pháp luật SHTT.

Các đối tượng trên có quyền chuyển giao quyền bảo hộ cho người khác bằng hình thức hợp đồng, để thừa kế hoặc kế thừa.

Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế

      - Có tính mới: đây là yếu tố quan trọng nhất mang tính quyết định việc đăng ký bảo hộ. Bất kỳ sản phẩm nào bị bộc lộ trước thời điểm đăng ký đều bị coi là không còn tính mới và không được đăng ký bảo hộ. Do đó, chủ sở hữu bắt buộc phải đăng ký sáng chế trước khi đưa sản phẩm ra thị trường để đảm tính mới của sản phẩm và đáp ứng điều kiện bảo hộ.

      - Có trình độ sáng tạo: có thể hiểu một sáng chế có trình độ sáng tạo là kết quả của một ý tưởng không sinh ra một cách hiển nhiên, không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực.

      - Có khả năng áp dụng công nghiệp: sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp khi với các chỉ dẫn rõ ràng, đầy đủ của sáng chế người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực có thể chế tạo, sản xuất được và có thể lặp đi lặp lại quy trình chế tạo, sản xuất đó mà vẫn thu kết quả ổn định.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được ủy quyền(02 bản);

  • Bản mô tả sáng chế với 3 phần: phần mô tả, yêu cầu bảo hộ sáng chế, hình vẽ/sơ đồ (02 bản);

  • Bản tóm tắt sáng chế đăng ký;

  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (nếu nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến).

Chủ sở hữu của sáng chế thực hiện nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, hồ sơ sẽ được thẩm định nội dung. Sau khi hồ sơ đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Lưu ý: Hàng năm chủ sở hữu phải nộp phí duy trì sáng chế, nếu không nộp phí vì lý do nào đó thì văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực.

Trên đây là những thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế của luật Gia Phát cung cấp. Khách hàng có bất kỳ câu hỏi gì xin vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận được tư vấn về dịch vụ của chúng tôi.

Để được tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ:

Công ty luật TNHH Gia Phát

Số điện thoại liên hệ: 0981.214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Website: luatgiaphat.vn/luatgiaphat.com

 

 

CÔNG TY LUẬT GIA PHÁT

Luật sư đầu tư nước ngoài:

098.1214.789

Luật sư Doanh Nghiệp:

0972.634.617

Luật sư sở hữu trí tuệ:

098.1214.789

Email: ceo@luatgiaphat.vn

Luật sư tư vấn giấy phép:

098.1214.789

Luật sư giải quyết tranh chấp:

098.1214.789

Luật sư tư vấn hợp đồng:

0972.634.617

Email: luatgiaphat@gmail.com

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT